Thứ 2 - Thứ 7: 7:00 am - 17:00 pm

Điều Nên và Không nên làm để kiểm soát cholesterol sau khi bị đau tim

Lượt xem: 536

Sau khi bị đau tim, bạn cần phải thực hiện rất nhiều bước để làm giảm các nguy cơ bị tái phát 1 lần nữa.

Một chế độ dinh dưỡng giúp tim khoẻ là giàu rau củ quả tươi và chế độ ăn ít muối, chất béo chuyển hoá cũng giúp bạn giảm nguy cơ bị đau tim.

chế độ dinh dưỡng cho bệnh tim mạch

Cơn đau tim có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn về thể chất và tâm lý. Bạn phải đối mặt với khó khăn trong việc hồi phục như suy giảm vận động hoặc cảm giác dễ bị tổn thương, mệt mỏi.

Trước khi bị đau tim, đối với nhiều người “Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, họ vẫn làm vườn, đi dạo cùng thú cưng, có thể chỉ là đi bộ đơn giản” – Theo Rick Andrews – Chuyên gia VLTL và Điều phối viên chương trình Phục hồi chức năng Tim tại Đại học Nam California thuộc Bệnh viện Verdugo Hills, USA“Và họ đột ngột đi loạng choạng và hụt hơi khi thay áo quần”.

Nhiều người chỉ nhận thấy tầm quan trọng của lời khuyên của Bác sĩ về việc kiểm soát cholesterol sau khi họ bị đau tim.


  • Mối liên hệ giữa cơn đau tim và cholesterol cao

Cholesterol được sản xuất bởi gan và cũng có trong thực phẩm từ động vật, là một chất béo quan trọng cho nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm việc xây dựng tế bào mới. Nhưng khi trong máu có quá nhiều cholesterol, nó có thể góp phần làm tích tụ các mảng bám - một lớp phủ cứng của cholesterol và các chất khác - bên trong các mạch máu của bạn, được gọi là xơ vữa động mạch.

Mối quan hệ giữa cholesterol và tim mạch

Khi các động mạch có mảng xơ vữa bị  tróc ra di chuyển đến các mạch máu nhỏ làm tắc nghẽn lưu thông máu làm ngăn chặn 1 phần máu và oxy cung cấp đến tim. Đó là nguyên nhân gây ra cơn đau tim, nó thương gây ra những tổn thương lâu dài cho cơ tim.

Theo như Viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), cứ 5 người bị đau tim thì có 1 người lại bị tái phát 1-2 lần trong vòng 5 năm. Theo AHA, bạn có thể dùng nhiều cách để giảm nguy cơ tái phát kể cả bằng cách kiểm soát cholesterol.


  • Làm thế nào để cholesterol ở mức thấp?

Tin mừng là dù cholesterol của bạn không tốt trong nhiều năm trước khi bị đau tim, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy nồng độ cholesterol thấp vẫn có lợi ích.

Tiến sĩ Klodas nhấn mạnh rằng "Với kế hoạch điều trị như thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc, bạn thực sự có thể thấy sự thoái hóa của các mảng xơ vữa động mạch.

Sau đây là 1 số cách để làm nồng độ cholesterol thấp và giảm nguy cơ bị cơn đau tim khác, một số biện pháp phòng ngừa cũng như những điều không nên làm.

  1. Dùng thuốc theo quy định.

    Không chỉ theo lối sống lành mạnh là quan trọng, mà điều trị cholesterol theo hướng dẫn cũng rất quan trọng.

    Bác sĩ tư vấn

    Nếu bạn đang bị xơ vữa động mạch, bạn nên dùng statin”, Tiến sĩ Klodas đề cập đến loại thuốc hạ cholesterol được kê đơn phổ biến nhất.  “Statins chứng minh cho thấy có hiệu quả giảm sự tái phát của các cơn đau tim và đột quỵ - giảm nguy cơ tử vong do xơ vữa động mạch".


    Theo Tiến sĩ Klodas, mục tiêu là để nồng độ cholesterol xấu của bạn ở mức thấp nhất có thể, đó là kết hợp hiệu quả các biện pháp dùng thuốc và lối sống.

    Hãy đến gặp Bác sĩ để được tư vấn về thuốc điều trị hay là phối hợp các loại thuốc, cách nào phù hợp với bạn. Còn những loại thuốc khác như thuốc ức chế PCSK9, chất ức chế chọn lọc hấp thụ cholesterol, chất cô lập axit mật, fibrate và niacin.


  2. Phục hồi chức năng Tim

    Chương trình Phục hồi chức năng Tim giúp mọi người có thể hoạt động thể chất sau cơn đau tim, xây dựng sức bền hướng dẫn các bài tập an toàn, hiệu quả để mọi người có thể tự tiếp tục luyện tập.

    Nhưng không phải Bác sĩ nào cũng đề cập đến chương trình phục hồi chức năng Tim, có thể do họ hoài nghi những người bệnh trước đây không hề xem trọng tập thể dục giờ lại thay đổi chịu tập thể dục sau khi bị đau tim.


    Và thật không may, “Đa số họ không biết đến chương trình phục hồi chức năng Tim. Họ cũng không hỏi Bác sĩ về nó”. – Theo Rick Andrews – Chuyên gia VLTL và Điều phối viên chương trình Phục hồi chức năng Tim.

    Một chương trình điển hình được chia ra nhiều kỳ kéo dài 3-4 tiếng mỗi tuần và tối đa trong 12 tuần liền, với mỗi kỳ tập có ít nhất 30p tập thể dục nhịp điệu. Thời gian còn lại có thể được dành để hướng dẫn về tập thể dục, dinh dưỡng và các khía cạnh khác của lối sống lành mạnh tốt cho tim.

    Khi áp dụng chương trình này cho ai đó, “Chúng tôi cố gắng hướng theo cá nhân nhiều nhất có thể”, theo Andrews“Có nhiều thay đổi cùng 1 thời điểm có thể bị choáng ngợp, vì vậy chúng tôi làm chương trình như dạng động lực để mọi người tập thói quen tập thể dục.

    Bài tập phục hồi chức năng tim

    Theo đánh giá nghiên cứu, các bài tập phục hồi chức năng Tim làm giảm nguy cơ tái phát cơn đau tim tái phát đạt khoảng 47%, dựa trên phân tích của 34 người ngẫu nhiên tham gia chương trình.

  3. Nên tập đủ các bài tập thể dục nhịp điệu

    Không nhất thiết bạn phải tham gia chương trình phục hồi chức năng Tim, việc tập đủ các bài tập thể dục nhịp điệu cũng quan trọng, nó bao gồm cả hoạt động thể chất như đi bộ, bợi lội, đạp xe.

    Tập thể dục cũng là thuốc”, theo Andrews. “Chúng tôi xây dựng chuyển động và chúng ta nên chuyển động”.

    Theo AHA khuyến nghị nên tập thể dục cường độ trung bình tối thiểu 150p mỗi tuần, hoặc 30p/5 ngày/ 1 tuần.

    Nhưng Tiến sĩ Klodas tin rằng mọi người nên vận động nhiều hơn khi có thể, có thể tập 1h/ngày nếu trong ngày họ có nhiều thời gian rảnh.

    Nó có thể không diễn ra cùng 1 thời điểm”, Tiến sĩ Klodas nhấn mạnh. “Đó không phải là hoạt động thể chất cường độ nặng, nó là các hoạt động thể chất bình thường hàng ngày”.

  4. Chú ý cân nặng

    Nếu bạn tập luyện vừa đủ và theo chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể giảm cân thừa ngay cả khi không đặt mục tiêu giảm cân. Nếu bạn là người bị thừa cân, việc giảm cân cũng đã được chứng minh còn là giảm rủi ro các vấn đề tim mạch, chẳng hạn như đau tim.

    Việc giảm cân cũng là 1 trong các chủ đề được quan tâm trong chương trình phục hồi chức năng tim, theo Andrews. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng các hành vi dẫn đến giảm cân – ăn uống đều độ và tập thể dục - quan trọng hơn việc đạt được mục tiêu giảm cân và mang lại lợi ích ngay cả khi bạn không có ý giảm cân.

    cân nặng liên quan bệnh tim mạch

  5. Nên dùng nhiều thực phẩm dựa trên thực vật

    Chúng tôi khuyến khích chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật càng nhiều càng tốt,” Andrews nói. Cụ thể hơn, chế độ ăn của bạn nên “ít sản phẩm động vật có chứa chất béo bão hòa, như thịt và sữa đầy đủ chất béo.

    Chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật, đặc biệt là nhiều chất xơ, có thể làm nồng độ cholesterol trong cơ thể thấp, theo Tiến sĩ Klodas. Bởi vì thực phẩm nhiều chất xơ có thể ngăn ngừa việc tái hấp thụ lại của mật - chất lỏng giàu cholesterol hỗ trợ tiêu hóa - sau đó được bài tiết ra khỏi cơ thể.

    Tiến sĩ Klodas giải thích, “Gan sẽ đẩy nhiều cholesterol từ máu đến mật cho bữa ăn tiếp theo và nồng độ cholesterol của bạn sẽ giảm”.

  6. Nên chọn chất béo có lợi hơn chất béo có hại sức khoẻ

    Bạn không phải loại trừ tất cả chất béo trong bữa ăn, bạn chỉ cần chọn lọc cẩn thận chất béo.

    "Chất béo có lợi cho sức khoẻ. Đó là những chất béo không bão hoà”, Tiến sĩ Klodas. Ví dụ về thực phẩm giàu chất béo bão hoà như dầu ô-liu, các loại hạt và đậu,bơ và cá béo (cá dầu). Theo AHA, chất béo không bão hoà có thể cải thiện cholesterol hơn là chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá.

    Chất béo bão hoà có hại cho sức khoẻ, nó làm cho nồng độ cholesterol xấu (LDL) tăng. Ví dụ như bơ, phô mai và chất béo có trong thịt và gia cầm. Chất béo chuyển hoá có trong các thực phẩm (nướng) đút lò, thực phẩm chiên và có thể đồng thời tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm mật độ cao lipoprotein (HDL), cholesterol tốt có thể nhận lấy cholesterol dư trong máu và đưa chúng về lại gan.

    Cơ quan AHA đề nghị mức giới hạn chất béo bão hoà là khoảng 5-6% trong tổng lượng calories nạp mỗi ngày và mức thấp nhất lượng chất béo chuyển hoá của bạn.

  7. Không nên chỉ xem thịt như nguồn cung cấp protein chính

    Theo Tiến sĩ Klodas: “Mỗi người sẽ bị ám ảnh mỗi ngày về protein, nhưng nó sẽ là hi hữu khi bắt gặp 1 ai đó bị thiếu protein”.

    Bạn có nhận được nhiều protein từ chế độ ăn dựa trên thực vật – Tiến sĩ Klodas. Thực phẩm từ thực vật giàu chấy protein gồm có đậu, hạt và ngũ cốc.

    Nếu bạn cần chế độ ăn có cả protein từ động vật, nó nên loại thịt nạc, gia cầm

    protein từ thịt nạc, gia cầm và cá



  8. Không nên dùng nhiều chất cồn

    Cồn sẽ được chuyển thành 1 dạng cơ bản của carbohydrate trong cơ thể, nó góp phần trong việc tăng cân. Nhưng nó cũng làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL) – tác dụng ngăn chặn các bệnh lý tim mạch.

    Cồn là “con dao 2 lưỡi”, Tiến sĩ Klodas. “Ví dụ như là 1ly/1 ngày – có thể là 2ly đối với người lớn – bạn sẽ nhận được lợi ích nhiều nhất từ nó. Nếu ít hơn hay nhiều hơn thì sẽ không có lợi, thậm chí còn có hại cho sức khoẻ”.

    tránh rượu và bia


    Theo Cơ quan AHA, bạn uống nhiều cồn có thể làm tăng nồng độ triglycerides, 1 loại chất béo mà khi kết hợp với nồng độ cao cholesterl xấu (LDL) hay nồng độ thấp cholesterol tốt (HDL) đều góp phần tạo nên các mảng bám. Nếu bạn là người thích uống, bạn nên đến gặp Bs để được tư vấn lợi và hại của việc uống cồn.

  9. Không nên hút thuốc
    Nó rất đơn giản: Việc hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, trong đó có cả đau tim. Nó làm tăng nồng độ cholesterol xấu, triglycerides và giảm cholesterol tốt. Theo Tiến sĩ Klodas, “Nếu bạn là người nghiện hút thuốc, hãy từ bỏ nó”. Bạn đừng ngần ngại đến gặp Bs để được tư vấn giúp đỡ cai thuốc nếu bạn thấy cần thiết.

    bỏ hút thuốc và tránh căng thẳng

  10. Không nên căng thẳng

    Căng thẳng, đặc biệt là căng thẳng mãn tính, nó được chứng minh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạcn, ví dụ như đau tim. Đó là lý do vì sao chương trình phục hồi chức năng tim đều có 1 bài riêng về việc giảm căng thẳng, trong khi các chuyên gia trao đổi cùng họ để tìm hiểu nguyên do trong cuộc sống khiến họ căng thẳng và tìm cách giải quyết chúng.

    Nhưng bạn cũng có thể tự tìm ra nguyên do và có thể tìm cách tránh hoặc giải quyết chúng. Nhiều người tìm đến yoga, thiền và nghĩ đến những điều có ích.

  11. Không nên lảng tránh cảm xúc

    Những người lớn tuổi với bệnh lý tim mạch thường gặp khủng hoảng, đã từng được nghiên cứu. Và hơn thế nữa, khủng hoảng còn ảnh hưởng tệ đến các mối quan hệ dẫn đến các bệnh tim mạch - tử vong.

    Nếu bạn đang đối mặt với cảm xúc tiêu cực hay các mối lo sau khi bị đau tim, đừng ngần ngại đến gặp Bác sĩ hoặc các Chuyên gia tâm lý. Bạn có thể nhận được lợi ích khi tham gia nhóm hỗ trợ những người sống sót sau cơn đau tim hoặc từ Tổ chức xã hội từ chương trình phục hồi chức năng tim.

  12. Không nên ở 1 mình

    Mặc dù cơn đau tim có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi, dễ bị tổn thương hoặc thậm chí tức giận, nhưng không có lý do gì bạn cảm thấy cô đơn, vì có thể có nhiều người trong cộng đồng của bạn đã trải qua trải nghiệm tương tự.

    Andrews lưu ý rằng nhiều người tham gia chương trình phục hồi chức năng tim đã chuyển sang chương trình duy trì không giám sát, đó như 1 dạng hội viên tập gym. Ông chia sẻ: “Những người đó khiến công việc của chúng tôi trở nên dễ dàng, vì họ rất thoải mái và đáp ứng ở cùng với bệnh nhân mới.

    Bên cạnh cung cấp 1 nền tảng tập luyện, Andrews chia sẻ chương trình đang diễn ra cho phép những người bị đau tim cơ hội sống sót “phát triển các mối quan hệ xã hội quan trọng không kém cho sức khỏe lâu dài của họ”.

    Khi 1 ai đó nói rằng, ‘ Tôi đã trải qua việc này cách đây 5 năm, và nhìn xem Tôi bây giờ rất ổn, nhưng Tôi biết bạn đang gặp khó khăn ’, điều đó có trọng lượng nhiều hơn rất nhiều so với một người 30 hoặc 40 tuổi không mắc bệnh tim mạch nói với họ, ‘Điều này tốt cho bạn,’ ” Andrews nói

*** Nguồn:  Evryday Health

*** Tham khảo