Thứ 2 - Thứ 7: 7:00 am - 17:00 pm

NGÀY VIÊM PHỔI THẾ GIỚI 2022

Lượt xem: 1,778

Tại Việt Nam kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 11.368.275 người mắc bệnh với 43.165 ca tử vong.

Ý nghĩa của ngày Viêm phổi Thế giới (World Pneumonia Day)

Viêm phổi là căn bệnh truyền nhiễm giết người nhiều nhất, tính đến sáng ngày 10/11/2022, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 638.678.827 người nhiễm với 6.608.881 bệnh nhân tử vong vì COVID-19. Riêng tại Việt Nam kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 11.368.275 người mắc bệnh với 43.165 ca tử vong.


du-lieu-who-viem-phoi-pneumnia

Không tính đến những con số khủng khiếp trong đại dịch COVID-19 vừa qua, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 2,5 triệu người chết vì viêm phổi mỗi năm. Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có đến 2,9 triệu lượt trẻ em mắc bệnh, trong đó khoảng 4.000 trẻ tử vong do viêm phổi, chiếm 12% tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

dieu-tri-viem-phoi-pneumnia

Nhưng viêm phổi vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng mức về căn bệnh nguy hiểm này. Vì thế, ngày 12 tháng 11 hàng năm là Ngày Viêm phổi Thế giới (World Pneumonia Day WPD) do Liên minh toàn cầu chống viêm phổi ở trẻ em khởi xướng, nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đối với căn bệnh nguy hiểm này. Năm 2009, lần đầu tiên trên thế giới đã phát động ngày viêm phổi thế giới và mỗi năm một chủ đề được chọn để tập trung mọi hoạt động cho vấn đề cần quan tâm nhất.

Chủ đề của Ngày Viêm phổi Thế giới năm nay 2022 là “Championing the fight against pneumonia” (Vô địch trong cuộc chiến chống bệnh viêm phổi) với mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực trên phạm vi toàn cầu, trong việc điều trị và phòng chống, giúp ngăn ngừa hàng triệu ca tử vong do viêm phổi xảy ra mỗi năm.

chu-de-viem-phoi-pneumnia


Đôi điều bạn cần biết về Viêm phổi

Viêm phổibệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tử vong cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Được biết, con người có thể nhịn ăn được hơn 10 ngày, nhịn uống được khoảng từ 3 đến 5 ngày nhưng chỉ nhịn thở được khoảng 30-40 giây, lâu hơn chúng ta sẽ chết.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Thật thế, dù ở nước giàu hay nước nghèo, mỗi năm một trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc NKHHCT từ 5-8 lần. Phần lớn trẻ sẽ tự khỏi nhưng trong khoảng ¼ trường hợp bệnh sẽ diễn tiến thành viêm phổi.

Nguyên nhân gây viêm phổi: có nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm hoặc do ô nhiễm không khí, đôi khi do hít phải khí độc hoặc sặc hoá chất. Các lứa tuổi khác nhau thường gặp những tác nhân gây bệnh khác nhau.

  1. Viêm phổi do vi khuẩn là loại viêm phổi thường gặp nhất trong tất cả các loại viêm phổi ở người lớn và trẻ nhỏ. Phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae, thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Được lây truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.
  2. Viêm phổi do virus: phổ biến là virus cúm, vi rút hợp bào hô hấp RSV (Respiratory Syncytial Virus). Những chủng virus này có thể lây lan nhanh theo đường hô hấp, đặc biệt là trong thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa, điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Như đại dịch toàn cầu COVID-19 do virus SARS-CoV-2 đã làm trên 600 triệu người mắc với hơn 6 triệu người tử vong, trong 100 năm nay chưa có bệnh nào nguy hiểm và lây lan dữ dội như COVID-19, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội của toàn thế giới.
  3. Ô nhiễm không khí ngoài trời đặc biệt với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng ở các nước có gánh nặng viêm phổi cao và ô nhiễm không khí trong nhà - được tạo ra bởi nhiên liệu không sạch để nấu nướng và sưởi ấm, khói thuốc lá, thuốc lào. 

Triệu chứng của viêm phổi

trieu-chung-viem-phoi-pneumnia


Phòng ngừa bệnh viêm phổi bằng cách nào?

Tuy viêm phổi là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách tăng cường các biện pháp bảo vệ như:

phong-benh-viem-phoi-pneumnia