I. Phân định chất thải y tế
a) Chất thải lây nhiễm
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn.
- Chất thải có nguy cơ lẫy nhiễm cao: từ các phòng xét nghiệm ATSH cấp III hoặc cấp an toàn cao hơn.
- Chất thải giải phẫu.
b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Hoá chất thải bỏ bao gồm/có thành phần nguy hại.
- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ NSX.
- Thiết bị y tế vỡ, hỏng, đã qua sử dụng chứa thuỷ ngân, kim loại nặng.
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ.
- Chất thải nguy hại khác theo TT 36/2015/TT-BTNMT.
c) Chất thải y tế thông thường
- Chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải rắn thông thường.
- Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
II. Phân loại chất thải y tế
- Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại, lưu chứa chất thải y tế.
- Tại vị trí đặt phải có hướng dẫn phân loại và thu gom chất thải y tế.
a) Chất thải lây nhiễm
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: đựng trong thùng hoặc hộp màu vàng.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: đựng trong túi/thùng có lót túi, màu vàng.
- Chất thải có nguy cơ lẫy nhiễm cao: đựng trong túi/thùng có lót túi, màu vàng. Phải được xử lý sơ bộ trước khi thu gom về nơi lưu giữ.
- Chất thải giải phẫu: đựng trong 2 lần túi/thùng có lót túi, màu vàng.
b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Dạng rắn: đựng trong túi/thùng có lót túi, màu đen.
- Dạng lỏng: đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín.
c) Chất thải y tế thông thường
- Không phục vụ mục đích tái chế: đựng trong túi/thùng có lót túi, màu xanh.
- Phục vụ mục đích tái chế: đựng trong túi/thùng có lót túi, màu trắng.
III. Thu gom chất thải y tế
a) Chất thải lây nhiễm
- Thu gom riêng.
- Buộc kín, đậy kín.
- Tuyến đường và thời điểm phù hợp.
- Xử lý sơ bộ chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Tần suất 1 lần/ngày.
b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Thu gom riêng.
- Chất thải có chứa thuỷ ngân phải thu gom và lưu giữ riêng trong hộp có vật liệu phù hợp đảm bảo không rò rỉ hay phát tán hơi thuỷ ngân ra MT.
c) Chất thải y tế thông thường
- Thu gom riêng chất thải tái chế và không tái chế.
IV. Lưu giữ chất thải y tế
a) Khu vực lưu giữ
- Có mái che.
- Nền đảm bảo nước, chất lỏng không chảy tràn từ ngoài vào và từ trong ra, không ngập lụt.
- Phù hợp để đặt dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế.
b) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa
- Phù hợp với từng loại chất thải, lượng chất thải phát sinh.
- Có nắp đậy kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải.
- Có biểu tượng đúng quy định.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
V. Quản lý nước thải y tế
- Nước thải y tế phải quản lý/xử lý theo nội dung kế hoạch BVMT/đề án BVMT đơn giản đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.
- Hệ thống XLNT phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
- Ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành TB, HTXLNT.
- Sổ nhật ký vận hành TB, HTXLNT.
VI. Chế độ báo cáo
- Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế: 01 lần/năm, kỳ báo cáo từ 1/1 đến 31/12.
- Thời gian: 31/01 của năm tiếp theo.
- Nơi gửi: Sơ Y tế, Sở TN & MT.
- Mẫu báo cáo: Phụ lục 06 (A) kèm theo TTLT này.
- Không cần thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại theo TT 36/2015/TT-BTNMT.
Nguồn: Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế
* Tham khảo thêm