Không phải những cơn đau tim nào cũng giống nhau
Bạn có biết? Cơ thể bạn vẫn có thể bị những cơn nhồi máu cơ tim “thầm lặng” dù không cảm nhận những cơn đau thắt ở ngực. Hơn thế, những bệnh lý về tim mạch như suy tim thường biểu hiện khác nhau ở mỗi người, đặc biệt là ở phụ nữ.
Cơn đau tim (hay thường được gọi là nhồi máu cơ tim) xảy ra khi dòng máu cung cấp cho tim bị thiếu hụt. Tim là một cơ quan bơm máu khắp cơ thể. Máu vận chuyển oxi và dinh dưỡng đến cho tim. Khi dòng máu này không được cung cấp đủ đến các vùng cơ tim thì có thể gây tổn thương hoặc hoại tử ở vùng cơ ấy. Đôi khi có thể gây tử vong, vì thế đây là một căn bệnh nguy hiểm.
Tuy những cơn đau tim này thường tới đột ngột, nhưng chúng là hệ luỵ của bệnh lý tim lâu năm. Nguyên nhân điển hình nhất là xơ vữa động mạch. Đó là tình trạng khi các thành mạch máu bị mảng xơ vữa bám vào. Khi có một mảng xơ vữa ở động mạch bị nứt, chúng sẽ tạo nên các cục máu đông, gây tắc nghẽn đường máu lưu thông đến tim. Từ đó, dẫn đến những cơn đau tim.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng ít gặp như căng thẳng, vận động quá sức, hay sự co giãn của mạch máu do thời tiết lạnh cản trở lượng máu đến tim.
Những yếu tố khác góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim như:
Hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu như bạn nghi ngờ bản thân đang mắc những triệu chứng trên, hãy tìm gặp bác sĩ để tư vấn. Bởi lẽ nhồi máu cơ tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm.
Đau thắt ngực, nặng ngực và khó thở
Phần lớn những ai mắc bệnh nhồi máu cơ tim đều thường bị đau tức ở ngực. Tuy nhiên, không phải cơn đau nào cũng là nguyên do của căn bệnh này. Đây chỉ là những dấu hiệu thường thấy. Một số chia sẻ rằng chỉ cảm thấy đau nhẹ hay thậm chí bị khó thở đến mức như ngực bị một con voi to đè nặng. Đôi khi bạn có thể cảm thấy nặng ngực đến mức dữ dội nhưng cơn đau ấy chỉ kéo dài vài phút rồi hết trong phút chốc. Nhưng có khi, nó lại trở lại sau vài tiếng hoặc thậm chí là một ngày sau đó. Đây đều có thể là dấu hiệu rằng tim bạn đang không nhận đủ oxi.
Nếu ngực bạn đang đau thắt, bạn nên liên hệ ngay cho người thân hoặc gọi cấp cứu.
Đau tức ở các bộ phận khác
Với những ai mắc bệnh nhồi máu cơ tim, họ thường chịu các cơn đau từ các vùng ở ngực đến vùng quanh cánh tay trái như:
Như đã nêu trên, một số trường hợp, không chỉ vùng ngực cảm thấy như bị đè nặng mà còn ở các bộ phận khác.
Dựa theo nghiên cứu của Hội tim mạch Mỹ (American Heart Association), phụ nữ mắc cơn đau tim thường bị đau ở bụng dưới hoặc ngực dưới. Có một sự thật rằng đa số những cơn đau ở cơ lưng trên là dấu hiệu thường thấy ở nữ hơn là ở nam.
Tăng tiết mồ hôi
Nếu cơ thể tiết mồ hồi nhiều hơn thông thường kể cả khi bản thân không vận động nhiều, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh lý về tim.
Bởi lẽ cơ thể tiêu tốn nhiều “sức lực” hơn khi tim cần bơm máu qua các mạch máu bị nghẽn. Và với cơ chế tự làm mát và duy trì thân nhiệt, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều bất thường. Nếu bạn hay đổ mồ hôi lạnh, bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn.
Ngoài ra, đổ mồ hôi đêm cũng là một bằng chứng điển hình đối với nữ khi mắc bệnh tim. Phụ nữ thường lầm tưởng đây là dấu hiệu của thờ kỳ hậu mãn kinh. Tuy nhiên, nếu như bạn thức dậy và phát hiện cơ thể như đang “tắm” trong mồ hồi của bản thân hoặc mất ngủ do đổ mồ hôi quá nhiều thì đây là một điểm đáng lưu ý (đặc biệt ở nữ). Vì rất có khả năng bạn đang mắc bệnh nhồi máu cơ tim.
Suy nhược
Đôi lúc, bạn bỏ quên đi chính sự suy nhược của cơ thể. Theo báo cáo của Hội tim mạch Mỹ (American Heart Association), phụ nữ thường lầm tưởng chúng thành dấu hiệu của bệnh cúm. Tuy nhiên, các cơn đau tim cũng hút đi nguồn năng lượng tràn trề của cơ thể. Bởi lẽ, tim bạn phải tăng năng suất hoạt động để bơm máu qua vùng bị tắc nghẽn. Vì thế nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này, rất có khả năng bạn đang mắc bệnh nhồi màu cơ tim.
Những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở thường xuất hiện vài tháng trước khi các cơn đau tim xảy ra. Tỉ lệ nữ giới biểu hiện những báo động này cao hơn so với nam giới. Bởi thế, bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những cảnh báo trên.
Tình trạng hơi thở ngắn
Hơi thở và hiệu quả hoạt động của tim có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tim bơm máu khắp cơ thể để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxi cần thiết cho các cơ quan (như phổi) trong cơ thể. Cho nên nếu tim đang gặp vấn đề gì đó, bạn sẽ cảm thấy khó thở.
Tình trạng hơi thở ngắn thường gắn liền với sự mệt mỏi của cơ thể. Có một số bản báo cáo cho thấy ở nữ giới, họ đôi khi thở dốc và thấy rất mệt khi thực hiện các hoạt động thường nhật (đi bộ trong sân nhà). Đây là một trong những biểu hiện của cơn đau tim.
Choáng váng và chóng mặt
Choáng váng, hoa mắt có thể xảy ra khi bị nhồi máu cơ tim và thường là những triệu chứng được nhiều phụ nữ mô tả. Một số cho biết họ cảm thấy có thể ngất xỉu nếu họ cố gắng đứng lên hoặc cố gắng quá sức. Nếu như bạn đang trải qua trạng thái tương tự thì đừng bỏ qua nó bởi đây là một cảnh báo của cơ thể.
Đánh trống ngực
Đánh trống ngực là một triệu chứng khi bạn cảm thấy tim bỗng đập nhanh hay bỏ mất một nhịp đập. Trái tim và cơ thể hoạt động theo một cơ chế ổn định, nhất quán nhằm hỗ trợ việc vận chuyển máu khắp cơ thể. Nếu như nhịp đập bị lệch nhịp, đây có thể là dấu hiệu rằng bạn đang bị đau tim.
Triệu chứng đánh trống ngực do đau tim có thể tạo ra cảm giác bất an, lo lắng, đặc biệt là ở phụ nữ. Một số người cảm thấy nhịp tim đập nhanh ở cổ chứ không chỉ riêng ở vùng ngực.
Sự thay đổi trong nhịp đập không nên bị ngó lơ bởi vì một khi tim thường xuyên bị mất nhịp, nó cần có sự can thiệp của y tế để điều chỉnh cho nhịp tim ổn định lại. Nếu đánh trống ngực kèm theo chóng mặc, đau tức ngực hoặc thậm chí là ngất xỉu, rất có nguy cơ rằng một cơn đau tim đang xảy ra.
Khó tiêu và Buồn nôn
Tình trạng khó tiêu nhẹ và các vấn đề về đường tiêu hoá thường biểu hiện trước khi bạn lên cơn đau tim. Vì những triệu chứng này đa số đều xuất hiện ở người lớn tuổi nên hay bị lầm tưởng thành các chứng ợ nóng hoặc một số biến chứng liên quan đến thực phẩm.
Nếu bạn hay bị khó tiêu, ợ chua thì đây là một điều đáng phải lưu ý.
Bạn nên làm gì khi bản thân đang mắc bệnh nhồi máu cơ tim?
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang bị đau tim, bạn nên liên hệ ngay dịch vụ cấp cứu. Đừng tự lái xe đến bệnh viện trong cơn đau tim, bởi đây là một lựa chọn nguy hiểm. Thay vào đó, hãy gọi cho xe cấp cứu. Mặc dù bạn có thể cảm thấy đủ tỉnh táo để lái xe, nhưng cơn đau ngực có thể trở nên nghiệm trọng đến mức bạn không thở được hoặc làm bạn phân tâm.
Sau khi gọi dịch vụ cấp cứu
Khi bạn gọi dịch vụ cấp cứu, nhân viên điều phối có thể sẽ hỏi bạn về các loại thuốc bạn đang dùng và chứng dị ứng của bạn. Nếu như tại thời điểm ấy, bạn không sử dụng thuốc làm loãng máu và không bị dị ứng với aspirin, nhân viên ấy sẽ khuyên bạn nhai một viên aspirin trong khi chờ nhân viên chăm sóc y tế. Nếu bạn có viên nén nitroglycerin, bạn cũng có thể dử dụng chúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau ở ngực.
Nếu hiện tại bạn có một danh sách thuốc đang sử dụng hoặc tiền sử bệnh án, bạn có thể mang theo chúng bên người. Việc này sẽ giúp hỗ trợ các nhân viên y tế.
Tại bệnh viện
Nếu bạn đang bị đau tim thì điện tim sẽ có biểu đồ khác lạ. Phương thức này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán vùng cơ tim nào bị thoái hoá hoặc tổn thương. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu. Bởi lẽ khi bị nhồi máu cơ tim, cơ thể sẽ bị căng thẳng và thải ra một số protein và enzim.
Nếu kết quả cho thấy bạn đang bị nhồi máu cơ tim thì bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các biện pháp điều trị phù hợp. Nguy cơ tim bị tổn thương nghiêm trọng sẽ giảm xuống nếu bạn bắt đầu điều trị trong vòng vài giờ sau khi phát triển các triệu chứng.
Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý tim
Dựa vào thông tin của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, ước tính có khoảng 200,000 ca tử vong do các bệnh tim và đột quỵ có thể phòng ngừa được. Ngay cả khi bạn đang có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, bạn vẫn có thể thực hiện một số biện pháp để làm giảm đi nguy cơ bị đau tim trong tương lai.
Đối với những ai đang mắc bệnh nhồi máu cơ tim, hãy đảm bảo uống đủ và đúng liều thuốc do bác sĩ kê khai. Đặc biệt đối với những đối tượng đặt stent nhằm nong mạch vành tim hay đã từng phẫu thuật tim, việc uống thuốc đều đặn là một điều thiết yếu.
Tuy nhiên, đối với một số phẫu thuật, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dừng một số loại thuốc chữa trị tim. Ví dụ như thuốc chống đông máu:
Bạn phải luôn luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Vì việc ngừng đột ngột nhiều loại thuốc là không an toàn và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau tim.