Thứ 2 - Thứ 7: 7:00 am - 17:00 pm

PHÁT HIỆN SỚM BỆNH LAO PHỔI

Lượt xem: 3,792

Làm sao biết người nghi lao phổi? Vậy các triệu chứng nhận biết nghi LAO PHỔI lả gì? Đối với bệnh LAO PHỔI, nhóm người nào sẽ thuộc diện Nhóm NGUY CƠ CAO.

  • Tại sao cần phát hiện sớm bệnh lao phổi?
    • Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
    • Cơ chế lây bệnh: người bị lao khi ho hoặc hắt hơi sẽ phát tán vi khuẩn ra ngoài không khí, người bình thường nếu tiếp xúc phải sẽ bị nhiễm bệnh.
    • Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO Report 2020 Global Tuberculosis Control), hiện nay mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao trong thời gian qua, tuy nhiên bệnh lao vẫn còn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm và khoảng 1,4 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu. Việt Nam hiện đứng hàng thứ 10 trong 30 quốc gia có số người bệnh lao cao nhất thế giới.
    • Những người tử vong do lao chủ yếu là do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác, người thân sẽ là những người bị mắc đầu tiên. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây bệnh lao ra cộng đồng.
    • Trong phòng chống lao có 2 việc quan trọng là phát hiện nhanh người nhiễm, nguồn lây và phải điều trị để cắt đứt nguồn lây. Để có thể phát hiện được nhiều ca mắc lao, hiện nay tại Việt Nam, Chương trình chống lao Quốc gia đã triển khai chiến lược “2X” (Xquang-Xpert). Chiến lược “2X” gồm chụp Xquang phổi và xét nghiệm đàm bằng kỹ thuật Gene Xpert đã phát hiện tích cực các ca mắc lao tại các cơ sở y tế và phát hiện chủ động ca lao và lao tiềm ẩn trong cộng đồng với kết quả thu được rất khả quan. Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc lao sẽ được điều trị miễn phí thuốc chống lao.

 

  • Xét nghiệm XPERT là gì?

Xét nghiệm Gene Xpert là kỹ thuật ứng dụng sinh học phân tử Real time PCR, là tiến bộ của nền y khoa thế giới nói chung và chẩn đoán bệnh lao nói riêng. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm như sau:

 xét-nghiệm-gene-xpert


  • Phước An triển khai dự án tầm soát bệnh lao phổi

Năm 2022, với sứ mệnh được chăm sóc người bệnh, nhằm hỗ trợ bệnh nhân/khách hàng phát hiện sớm bệnh lao phổi, Trung tâm Y khoa Phước An hợp tác với tổ chức FIT triển khai chiến lược 2X. Vì chi phí xét nghiệm Xpert khá cao nên người bệnh sau khi chụp phim X quang phổi có kết quả nghi ngờ nhiễm lao thì sẽ được xét nghiệm đàm bằng kỹ thuật Gene Xpert miễn phí.

 Bệnh nhân sẽ được bác sĩ của Phước An giải thích kỹ về xét nghiệm Gene Xpert và kết quả của xét nghiệm này tùy thuộc vào cách lấy mẫu đàm cho đúng, vì vậy bệnh nhân sẽ được các nhân viên lấy mẫu hướng dẫn cẩn thận.

Nếu kết quả Xpert dương tính thì bệnh nhân được xác định có nhiễm lao, sẽ được bác sĩ cấp giấy chuyển tuyến về trạm chống lao địa phương hoặc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tùy từng trường hợp cụ thể. Còn nếu kết quả Xpert âm tính thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý của người bệnh để kê toa thuốc điều trị, tư vấn hoặc hẹn tái khám theo dõi nếu cần.

Vậy quý khách hoặc người nhà khi xuất hiện những triệu chứng nghi lao hoặc bất kỳ triệu chứng hô hấp nào hoặc có tiếp xúc với người bệnh lao, xin hãy đến với bác sĩ của Phước An tại một trong các Chi nhánh sau:

    • Chi nhánh 1: 274 đường Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Tây, Quận 7
    • Chi nhánh 2: 686-688 đường 3 tháng 2, Phường 14, Quận 10
    • Chi nhánh 5: 42 đường số 26, Phường 10, Quận 6
    • Chi nhánh 6: 197-198 đường Tôn Thất Thuyết, Phường 3, Quận 4

 

  • Làm sao biết người nghi lao phổi?

 nghi-lao-phổi-triệu-chứng

3) Các trường hợp có bất thường trên X-quang phổi đều cần xem xét phát hiện lao phổi.

Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của Bộ Y tế (Quyết định số 1314/QĐ-BYT ngày 24/3/2020)

Tổng lượt truy cập:  1   Lượt truy cập hôm nay:  1   Đang truy cập:  1