Trái với suy nghĩ phổ biến, ăn uống lành mạnh không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích hoặc chỉ ăn những món nhạt nhẽo như súp và salad.
Ăn uống lành mạnh là duy trì một chế độ ăn cân bằng, bao gồm đủ carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, và cả các loại vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng khác. |
Các yếu tố như yêu cầu về chế độ ăn uống và mối quan tâm đạo đức đóng vai trò then chốt khi người tiêu dùng quyết định cho gì vào ly latte của họ. Chúng tôi làm sáng tỏ cách bạn có thể quyết định thế nào là tốt nhất.
Đã từ khá lâu (theo nghĩa đen là "một phút nóng bỏng") kể từ khi sữa thay thế ra mắt, và dường như chúng ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn tại Singapore.
Theo một báo cáo từ Mordor Intelligence có tiêu đề "Nghiên cứu Thị trường - Xu hướng Tăng trưởng - Phân tích Kích thước & Thị phần ngành Thực phẩm & Đồ uống Gốc Thực vật tại Singapore" ("Singapore Plant-Based Food & Beverages Market Size & Share Analysis - Industry Research Report - Growth Trends"), thị trường Singapore cho các lựa chọn sữa thay thế nguồn gốc thực vật dự kiến sẽ đạt 100 triệu USD vào năm 2027, tăng trưởng với Tỷ Lệ Tăng Trưởng Kép Hàng Năm (Compound Annual Growth Rate - CAGR) đạt 15%.
Một động lực cho tăng trưởng này là nhận thức rằng sữa thay thế "tốt hơn" sản phẩm gốc. Nhưng câu hỏi nhức nhối là, liệu điều này có đúng? Và cụ thể hơn, chúng ta đo lường điều đó như thế nào? Câu trả lời là chủ quan và phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu và niềm tin cá nhân.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn trong quá trình đưa ra quyết định vào lần tới một barista hỏi loại sữa nào bạn muốn dùng cho ly latte của bạn. Chúng tôi sẽ so sánh 3 cái tên phổ biến trong số những lựa chọn thay thế cho sữa: đậu nành, hạnh nhân và yến mạch với "đối thủ" - sữa tươi - dựa trên các yếu tố như lợi ích dinh dưỡng và tác động môi trường
Sau sữa đặc và sữa nước, sữa tươi - đặc biệt là sữa bò nguyên chất - đứng đầu trong chuỗi thực phẩm sữa và các lựa chọn thay thế sữa nhờ vào hương vị kem béo phong phú và giá trị dinh dưỡng của nó.
Sữa tươi, sữa bò nguyên chất rất giàu dinh dưỡng. Nó chứa:
Đây là nơi sữa bò trở nên gây tranh cãi. Bò sản xuất ra một lượng lớn metan, một loại khí nhà kính mạnh, trong quá trình tiêu hóa. Việc này chiếm khoảng 6% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu. Thêm vào đó, việc nuôi trồng thức ăn cho bò chiếm dụng diện tích lớn đất và nước, dẫn đến phá rừng và khan hiếm nước ở một số vùng.
Sữa đậu nành là một lựa chọn thay thế cho sữa bò có nguồn gốc thực vật, thuần chay (vegan) và là lựa chọn phổ biến của những ai đang tìm kiếm loại sữa không có thành phần lactose hoặc không chế biến từ động vật.
Lợi ích dinh dưỡng của sữa đậu nành tăng cường bao gồm:
Sản xuất sữa đậu nành ít gây tranh cãi hơn sữa bò - đặc biệt là liên quan đến khí thải nhà kính và sử dụng đất. |
Giống sữa đậu nành, sữa hạt hạnh nhân là một lựa chọn thay thế thuần chay (vegan) cho sữa bò và cũng là một lựa chọn phổ biến với những người đang tìm kiếm loại sữa không có thành phần lactose hoặc không chế biến từ động vật.
Những người theo dõi lượng calorie nhập vào sẽ vui khi biết rằng sữa hạnh nhân tự nhiên có lượng calorie thấp, làm cho nó trở thành một lựa chọn xuất sắc cho những ai đang quản lý cân nặng của mình.
Lợi ích dinh dưỡng của sữa hạnh nhân tăng cường bao gồm:
|
Giống như sữa bò, sữa hạnh nhân để lại một dấu chân môi trường lớn.
Nuôi trồng hạnh nhân cần gần 3,700 lít nước để sản xuất ra chỉ 1 lít sữa hạt hạnh nhân. Việc sử dụng nước đáng kể này có thể gây căng thẳng nguồn nước, đặc biệt ở những vùng dễ bị hạn hán như California, nơi cây hạnh nhân được trồng chủ yếu.
Thêm vào đó, cây hạnh nhân cần một lượng đất rộng lớn để phát triển và sản xuất. Việc mở rộng các vườn hạnh nhân đã góp phần gây ra nạn phá rừng và mất môi trường sống ở một số vùng.
Và dù sản xuất sữa hạnh nhân thải ra ít khí nhà kính hơn so với sữa bò, hoạt động này vẫn góp phần làm biến đổi khí hậu vì tiêu thụ năng lượng trong quá trình chế biến và vận chuyển.
Sữa yến mạch là "lính mới" so với các lựa chọn khác trong danh sách này, chỉ thật sự trở nên phổ biến vào những năm 2010. Dù vậy, nó đã tồn tại khá lâu (kể từ những năm 90`), song hành với lợi ích dinh dưỡng của mình.
Sữa yến mạch tăng cường là một lựa chọn thay thế cho sữa có nguồn gốc thực vật, xuất phát từ yến mạch, mang lại một loạt lợi ích dinh dưỡng, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến với những người đang tìm kiếm loại sữa không có thành phần lactose hoặc không chế biến từ động vật, thuần chay.
Những lợi ích then chốt về dinh dưỡng của nó bao gồm:
Quá trình sản xuất sữa yến mạch thải ra ít hơn 60% khí nhà kính so với sản xuất sữa bò vì yêu cầu tiêu thụ năng lượng thấp hơn để xử lý yến mạch và sự không có khí thải methane từ bò.
Hơn hết, sản xuất sữa yến mạch cần ít hơn 80% diện tích đất so với sản xuất sữa bò, qua đó làm giảm dấu chân đất cần để sản xuất cùng một lượng sữa.
Khi bàn đến sử dụng nước, sản xuất sữa yến mạch vượt mặt những lựa chọn khác trong danh sách - chỉ sử dụng khoảng 48 lít nước để sản xuất 1 lít sữa yến mạch.
Một cách khái quát, đây là những gì bạn cần biết về sữa tươi và các lựa chọn thay thế sữa:
Suy cho cùng, việc chọn một sữa thay thế phụ thuộc vào sở thích cá nhân và chế độ ăn uống yêu cầu của bạn - vì vậy hãy thưởng thức loại nào phù hợp nhất với bạn.
Nếu bạn muốn đưa ra những lựa chọn ăn uống đúng đắn cho sức khỏe bản thân, các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi sẽ rất vui khi hỗ trợ bạn bằng những giải pháp được thiết kế riêng, với tính thực tế cao.
*** Nguồn dịch: Gleneagles Hospital