Thứ 2 - Thứ 7: 7:00 am - 17:00 pm

Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)

Lượt xem: 1,670

Bài viết này sẽ cho bạn những hiểu biết về bệnh tiểu đường và cung cấp cái nhìn tổng quát về những vấn đề chính xung quanh căn bệnh này.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Những dấu hiệu dưới đây rất phổ biến để nhận biết bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân tiểu đường Type 2 có những triệu chứng rất mơ hồ. Do đó, họ không thể nhận ra.

Những triệu trứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu
  • Có cảm giác rất khát
  • Có cảm giác rất đói – ngay cả khi đang ăn
  • Rất mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Vết thương/ vết bầm rất lâu lành
  • Giảm cân – ngay cả khi ăn nhiều (triệu chứng bệnh tiểu đường Type 1)
  • Ngứa ran, đau, nhức hoặc tê ở tay chân (triệu chứng bệnh tiểu đường Type 2)

triệu chứng bệnh tiểu đường


Chẩn đoán và chữa trị sớm bệnh tiểu đường giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. 

CHẨN ĐOÁN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) VÀ NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Có rất nhiều cách để chẩn đoán bệnh tiểu đường:

- A1C (Xét nghiệm máu thông thường)

  • Xét nghiệm A1C đo lượng đường trung bình trong máu trong thời gian 2 đến 3 tháng. Lợi ích của việc chẩn đoán bệnh bằng cách này là bạn không cần phải nhịn đói hay nhịn uống bất kỳ thứ gì.
  • Chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nếu A1C từ 6.5% trở lên.
kết quả A1C A1C xét nghiệm máu thông thường


- Xét nghiệm kiểm tra lượng đường huyết lúc đói (FPG)

  • Xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong máu lúc đói. Xét nghiệm lúc đói nghĩa là không ăn hay uống trong ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào buổi sáng, trước khi ăn sáng.
  • Chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu lúc đói từ 126 mg/dlX trở lên.

kết quả FPG xét nghiệm FPG kiểm tra lượng đường

- Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)

  • Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT) là xét nghiệm kéo dài trong 2 giờ, giúp kiểm tra lượng đường trong máu trước và 2 giờ sau khi bạn được cho uống một loại nước ngọt đặc biệt. Xét nghiệm này cho bác sĩ biết cơ thể bạn xử lý glucose như thế nào.
  • Chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi kết quả xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống từ 200 mg/dl trở lên (2 tiếng sau khi uống) 

kết quả OGTT xét nghiệm OGTT dung nạp glucose


TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Trước khi phát triển thành bệnh tiểu đường Type 2, hầu như những bệnh nhân này bị tiền tiểu đường, là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Tiền đái tháo đường không có triệu chứng

Triệu chứng của tiền đái tháo đường không hề rõ ràng, vì thế, bạn có thể bị bệnh mà không hề biết.

Một số người bị tiền đái tháo đường có thể có một số triệu chứng của bệnh tiểu đường hay thậm chí là những vấn đề do tiểu đường. Bạn có thể nhận biết tiền tiểu đường thông qua những xét nghiệm bệnh tiểu đường.

Nếu bạn bị tiền đái tháo đường, bạn nên đi kiểm tra tiểu đường Type 2 mỗi 2 năm 1 lần.

Những kết quả sau dùng để xác định tiền đái tháo đường:

  • A1C: 5,7% đến 6,4%
  • Lượng glucose trong máu lúc đói: Từ 100 mg/dl đến 125 mg/dl
  • Kết quả xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống từ 140 mg/dl đến 199 mg/dl (2 tiếng sau khi uống)

TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1

Tiểu đường Type 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi, ban đầu được biết đến là tiểu đường ở lứa tuổi vị thành niên. Chỉ khoảng 5% bệnh nhân tiểu đường bị tiểu đường Type 1. Tiểu đường Type 1 là khi cơ thể không sản xuất được insulin.

Cơ thể phân hóa lượng đường và tinh bột mà bạn ăn vào, biến chúng thành một loại đường đơn gọi là glucose, loại đường này được sử dụng để tạo năng lượng. Insulin là một loại hocmon mà cơ thể cần để hấp thụ glucose có trong máu vào tế bào cơ thể. Với sự hỗ trợ của liệu pháp insulin và các liệu pháp điều trị khác, ngay cả những đứa trẻ cũng có thể học cách kiểm soát tình trạng bệnh, giúp kéo dài cuộc sống và khỏe mạnh hơn.

dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2

Khi bạn ăn vào, thức ăn sẽ được phân hóa thành đường gọi là glucose. Glucose được cơ thể dùng để tạo ra năng lượng giúp chúng ta hoạt động. Nhưng để glusose có thể chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể cần có insulin.

Khi bạn bị tiểu đường Type 2, cơ thể không sản xuất đủ insulin.

Khi tế bào cơ thể không thể sử dụng glucose từ thức ăn để tạo ra năng lượng, lượng glucose vẫn còn trong máu, có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

Tiểu đường Type 2 là loại bệnh tiểu đường phổ biến. Ở bệnh tiểu đường Type 2, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách. Tình trạng này gọi là “Kháng insulin”. Ban đầu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để bù đắp sự thiếu hụt. Nhưng, theo thời gian, tuyến tụy không thể tiếp tục bù đắp và vì thế không có đủ insulin để giữ lượng glucose trong máu ở mức bình thường. Tiểu đường Type 2 được điều trị bằng cách thay đổi lối sống, uống thuốc và tiêm insulin.

Khi glucose tích tụ trong máu thay vì trong tế bào, sẽ dẫn đến 2 vấn đề sau:

  • Ngay lập tức, tế bào bị thiếu năng lượng
  • Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương mắt, thận, thần kinh và tim.

Một số bệnh nhân tiểu đường Type 2 có thể kiểm soát lượng glucose có trong máu bằng chế độ ăn lành mạnh và có lối sống năng động. Nhưng, bác sĩ có thể cần phải kê toa thuốc hoặc tiêm insulin để đạt mức glucose trong máu theo mục tiêu. Theo thời gian, tiểu đường Type 2 trở nên nặng hơn, thậm chí nếu ban đầu bạn không cần dùng thuốc, thì sau đó có lẽ bạn cần phải uống thuốc.

Một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type 2 cao hơn những người khác. Tiểu đường Type 2 phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi, Latinh, người Mỹ bản địa, và người Mỹ gốc Châu Á, ở bất kỳ độ tuổi nào.

Không có phương pháp điều trị tiểu đường Type 2, nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Cân bằng chế độ ăn với việc luyện tập thể thao và uống thuốc (nếu được bác sĩ kê đơn) có thể giữ lượng glucose trong máu ở mức khỏe mạnh.

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường sống lâu và có cuộc sống khỏe mạnh.

Nguồn:  American Diabetes Association

* Bạn quan tâm: